Who's Online

Trang web hiện có:
37 guests & 0 thành viên trực tuyến

Thống kê truy cập

1101653
Trong ngày
Tổng cộng
55
1101653

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

Chủ tịch Tp.HCM: "Đất vàng" phải đấu giá, không làm BT

Chủ trương những mảnh đất đẹp tại Tp.HCM phải được đấu giá, không làm BT để chống thất thoát, Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong nói...

Từ nay đến năm 2020 Tp.HCM cần 850.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng nhưng ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 20%.

Tại buổi hội nghị trao đổi về quy trình thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức BT (đầu tư - chuyển giao) diễn ra ngày 7/11, ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cho hay, giai đoạn 2004-2015 có 6 dự án thực hiện theo hình thức BT đã đưa vào khai thác. Trong đó có nhiều dự án trọng điểm như: Cầu Sài Gòn 2, đường Phạm Văn Đồng, đường D3 vào cảng Hiệp Phước, Khu đô thị Nam Sài Gòn.

Giai đoạn 2015-2017, thông qua hình thức BT, thành phố huy động được 20.338 tỷ đồng từ khu vực tư nhân để đầu tư phát triển hạ tầng.

Theo kế hoạch, từ năm 2016 - 2020, Thành phố có nhu cầu đầu tư lớn với tổng vốn khoảng 850 nghìn tỷ đồng, trong đó khả năng ngân sách chỉ đáp ứng được 20%.

Ông Sử Ngọc Anh đánh giá, đầu tư theo hình thức BT thời gian hoàn thành các thủ tục đầu tư và tiến độ thực hiện ngắn hơn so với từ ngân sách. Các dự án thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng, đưa vào khai thác sớm hơn. Trước đây hình thức BT có 2 loại gồm: Nhà đầu tư thực hiện, Nhà nước trả tiền sau và hình thức đổi đất lấy hạ tầng. Hiện nay, chỉ còn hình thức đổi đất lấy hạ tầng, tuy nhiên hình thức này vừa qua cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều.

Nhìn nhận về vấn đề này, TS. Huỳnh Thế Du, Giám đốc chương trình chính sách công tại Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright cũng cho rằng, việc định giá đất và quá trình đổi đất không minh bạch, gây bức xúc trong dư luận. Nhà đầu tư đề xuất dự án thay vì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đề xuất.

Tuy nhiên, ít nhất 2 thập niên tới Tp.HCM vẫn phải sử dụng hình thức BT để phát triển hạ tầng, bởi nhu cầu đầu tư là rất lớn.

Do đó, ông Du đề xuất, với trường hợp đã có đất sạch nhưng không gắn liền với dự án BT, Nhà nước không đổi đất với chủ đầu tư. Thay vào đó bán đấu giá quyền sử dụng đất, tiền thu được dùng để thanh toán hợp đồng BT theo tiến độ.

Trong trường hợp đã có đất sạch gắn liền với dự án, Nhà nước nên bán đấu giá quyền sử dụng đất ngay hoặc bán đấu giá quyền sử dụng đất khi dự án gần hoàn thành nếu dự đoán khả năng giá đất sẽ tăng cao theo tiến độ dự án. Tiền thanh toán cho chủ đầu tư được tài trợ từ vay trực tiếp của các tổ chức tài chính hoặc tạm ứng quỹ PPP hoặc phát hành trái phiếu công trình đảm bảo bằng quyền sử dụng đất của đất sạch gắn với dự án.

"Không làm dự án BT khi chưa có đất sạch và đất không gắn với dự án", TS. Du nhấn mạnh.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho rằng, việc chỉ định nhà đầu tư cho các khu đất vàng… mà nguồn vốn nhà đầu tư chỉ chiếm 10%, còn 90% toàn vốn vay đã ảnh hưởng đến vốn đầu tư. Trong khi Nhà nước lại thiếu cơ chế kiểm soát, tạo điều kiện cho nhà đầu tư hưởng lợi hai lần.

"Dự toán công trình, các khu đất đối ứng cũng do nhà đầu tư đề xuất… như vậy họ đạt được lợi ích hai lần. Để cho nhà thầu, nhà đầu tư chủ động cả hai giai đoạn, Nhà nước chỉ giám sát chính Nhà nước, xã hội chịu thiệt. Nguồn vốn đối ứng là tài sản công, không đấu thầu mà chỉ định thầu khi đối ứng là thất thoát tài sản công", ông Châu nhìn nhận.

Để hạn chế các mặt tiêu cực của dự án BT, ông Châu kiến nghị phải đấu giá công khai, minh bạch với các hình thức PPP, BT, kể cả các khu đất vàng đối ứng cũng phải đấu giá, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu.

Chủ tịch UBND Tp.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, từ nay đến năm 2020 Tp.HCM cần 850.000 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng. Trong khi đó, ngân sách chỉ đáp ứng khoảng 20%, còn lại phải huy động các nguồn lực khác thông qua các hình thức PPP, trong đó có BT.

Tuy nhiên, theo ông Phong, việc quản lý các dự án theo hình thức BT sắp tới sẽ chặt chẽ hơn. Những mảnh đất đắc địa rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, nếu không quản lý tốt sẽ dẫn đến tiêu cực. Vì vậy, thành phố chủ trương những mảnh đất đẹp phải đấu giá, không làm BT.

"Nhiều mảnh đất trong vùng lõi của Thủ Thiêm được nhiều nhà đầu tư quan tâm muốn làm BT nhưng quan điểm của tôi là phải đấu giá, vì Nhà nước đã bỏ tiền giải phóng mặt bằng", ông Phong nói.

Theo KIỀU LINH

VnEconomy

08/11/2017 15:02

Share

may lam kem

camera quan sat

bot lam kem

lap dat camera quan sat